Nỗ lực chuyển đổi số ở huyện Phú Ninh

Thứ hai - 17/07/2023 15:14
Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số, từ đó mở ra cơ hội phát triển bền vững, huyện Phú Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện tốt việc chuyển đổi số trên địa bàn.

          Mục tiêu cụ thể được huyện Phú Ninh đặt ra trong năm 2023 là tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số mà trọng tâm là quá trình sử dụng công nghệ số, thay đổi tư duy và hành động, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh trong môi trường số nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số; hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp; tập trung xây dựng dữ liệu số; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng thông tin tạo nền tảng xây dựng chính quyền số…

          Phấn đấu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử. Trên 80% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện, trên 60% tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Trên 80% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo; được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung và liên thông với hệ thốngthông tin báo cáo quốc gia. Trên 70% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. 100% cán bộ, công chức huyện, xã cài đặt, sử dụng, cấp tài khoản định danh điện tử, sổ khám sức khỏe điện tử, Smart Quảng Nam…

          100% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình (mức độ 3, 4) liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được phổ biến, tích hợp trên Cổng dịch vụ công. 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% tỷ lệ dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp. 100% thôn, khối phố có tổ công nghệ cộng đồng hoạt động hiệu quả. 100% các nhà văn hóa thôn, khối phố có lắp đặt wifi phục vụ miễn phí cho người dân.

image002

Công chức xã Tam Vinh đang hướng dẫn Tổ xung kích sử dụng dịch vụ công trực tuyến

 

100% tỷ lệ giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của huyện được xác thực điện tử. Tối thiểu 60% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ. 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin. 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

          Để đạt được mục tiêu nêu trên, huyện Phú Ninh đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và Nhân dân về chuyển đổi số; Củng cố Ban chỉ đạo và tổ giúp việc chuyển đổi số của huyện và 11/11 xã, thị trấn; Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 hằng năm trên địa bàn nhằm nâng cao trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở…

          Thành lập 51 tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khối phố với 268 thành viên. UBND các xã, thị trấn đã thành lập nhóm quản lý, điều hành và hỗ trợ hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương.Đẩy mạnh hoạt động và tổ chức tập huấn kỹ năng cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng; phối hợp với các doanh nghiệp triển khai hướng dẫn các nền tảng số. Các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn sắp xếp, bố trí cán bộ phụ trách và kiêm nhiệm về chuyển đổi số nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số, nhất là Bộ phận một cửa tại huyện và tại các xã, thị trấn; thực hiện tốt quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan UBND huyện.

         Tập huấn Tổ CNCĐ xã Tam Thái

Tập huấn Tổ công nghệ số cộng đồng ở xã Tam Thái

Đồng thời, huyện tổ chức triển khai số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực từ tháng 11/2021 trở về trước. Triển khai các ứng dụng thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục: quản lý giáo án, quản lý hồ sơ, quản lý thiết bị; chữ ký số hồ sơ; kiểm định chất lượng giáo dục; tuyển sinh đầu cấp; số hóa văn bằng chứng chỉ… Triển khai các ứng dụng thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội như đầu tư xây dựng phần mềm, ứng dụng quản lý người tham gia Bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước chi trả kinh phí mua thẻ BHYT do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.Thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”…

          Đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin (IP). Theo đó, huyện đã đầu tư hoàn thiện hệ thống truyền thanh IP các xã Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Dân, Tam Vinh. Hiện đang thực hiện các thủ tục để tiến hành đầu tư tại các xã Tam Đại, Tam An, Phú Thịnh, Tam Thành, Tam Đàn, Tam Thái.      Lắp đặt wifi tại 51 văn hóa thôn, khối phố trên địa bàn xã, thị trấn.

Đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin (IP)
Đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin (IP)

          Bên cạnh đó, huyện sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số, bao gồm: cải tạo, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại trụ sở làm việc UBND huyện; cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng Lan và Wifi; hệ thống chống sét, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho chuyển đổi số; sửa chữa nâng cấp hệ thống camera; nâng cấp Bộ phận Một cửa; bổ sung hệ thống phụ trợ cho 2 phòng họp trực tuyến.... nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

           Để thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số một cách tích cực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm. Các ngành sử dụng các sản phẩm phần mềm do bộ, ngành Trung ương đầu tư triển khai theo ngành dọc, bảo đảm đồng bộ, tích hợp. Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyềnnhằm nâng nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc chuyển đổi số, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện những năm đến.

 

                                                                                              

 

 

 

 

Nguồn tin: KT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

cds2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây