Hải Phòng: Giao chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến dựa trên năng lực của từng đơn vị cơ sở

Chủ nhật - 18/06/2023 14:40
Ngày 05/6/2023, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề của Uỷ ban quốc gia chuyển đổi số về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Hoàng Minh Cường

Tại phiên họp, ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã trình bày tham luận “Chính sách miễn giảm phí, lệ phí; rút ngắn thời gian xử lý và một số ngày không nhận hồ sơ giấy”. Ông Cường đã đưa ra những con số cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Hải Phòng. Theo đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trung bình của Hải Phòng đã tăng từ 18% năm 2021 lên 62,2% năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt trên 94%. 

Lý giải cho sự thành công này, ông Hoàng Minh Cường cho biết, Hải Phòng đã giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công toàn trình tới 35 Sở, Ban, ngành, quận, huyện và 217 xã, phường trên toàn thành phố. Việc giao chỉ tiêu này căn cứ trên cơ sở tính toán thực trạng số lượng hồ sơ trực tuyến tại các Sở, ngành, địa phương, từ đó đánh trọng số và giao tỷ lệ phù hợp làm động lực để các đơn vị, địa phương thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giao.

Cổng TTĐT Bộ TT&TT trân trọng giới thiệu bài trình bày của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường tại phiên họp.
 

Một số kết quả đạt được

Năm 2022, nhằm mục tiêu nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, Hải Phòng ban hành Kế hoạch 128/KH-UBND ngày 27/5/2022, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp mang lại hiệu quả tích cực. Cụ thể:

- Giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công toàn trình tới 35 Sở, ban, ngành, quận, huyện và 217 xã, phường. Trên cơ sở tính toán thực trạng số lượng hồ sơ trực tuyến tại các sở, ngành, địa phương, từ đó đánh trọng số và giao tỷ lệ phù hợp, làm động lực để các đơn vị, địa phương thực hiện hoàn thành chỉ tiêu giao. Ví dụ, để giao chỉ tiêu cho một sở, một huyện, sẽ căn cứ tỷ lệ hồ sơ trực tuyến hiện có (4 tháng đầu năm) của đơn vị, dự kiến tổng số hồ sơ trực tuyến toàn thành phố cần đạt của 8 tháng cuối năm và tỷ trọng hồ sơ của đơn vị đó so với toàn thành phố để giao chỉ tiêu.

- Mỗi cơ quan, đơn vị lựa chọn 02 ngày/tuần ưu tiên tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, công bố công khai trên cổng thông tin điện tử và bộ phận một cửa của địa phương, đơn vị để người dân, doanh nghiệp biết và thực hiện.

- Công khai danh mục 145 thủ tục hành chính thí điểm ưu tiên chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến.

- Tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác cải cách hành chính tại tác sở, ngành, quận, huyện, kịp thời chỉ ra những hạn chế và hướng dẫn cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC để các cơ quan, đơn vị thực hiện.

- Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.

- Đã liên thông Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố với Cổng Dữ liệu đất đai (VBDLIS) thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực đất đai (tính đến thời điểm hiện tại đã giải quyết được 88.816 hồ sơ)

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trung bình từ 18,0% (năm 2021) lên 62,2% (năm 2022), 5 tháng đầu năm 2023 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt trên 94%.

20230606-pg2-HP-bang2-copy.jpg

 

20230606-pg2-HP-bang.png

 Giải pháp trong thời gian tới

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch 160/KH-UBND ngày 23/5/2023 về Nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2023 với các chỉ tiêu đặt ra:

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; 50% hồ sơ thủ tục hành chính được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.

- 30% thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến trên 60%./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

cds2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây